Phần III. Mediation
1. Nhu cầu tối ưu doanh thu quảng cáo
Làm sao để tối ưu doanh thu quảng cáo là câu hỏi “nhức nhối” cho tất cả mọi người. Làm một phép tính đơn giản thì:
Revenue = Impression* eCpm / 1000
Doanh thu quảng cáo sẽ bằng số lượt hiển thị nhân với eCpm (doanh thu trên mỗi 1000 hiển thị) rồi chia cho 1000. Ngắn gọn, tối ưu doanh thu thì cần có nhiều impression hơn và eCpm cao hơn.
Impression phụ thuộc phần lớn vào ứng dụng của bạn. Cụ thể là các yếu tố như vị trí đặt quảng cáo, định dạng quảng cáo, tần suất hiển thị. Tạm bỏ qua các yếu tố đến từ ứng dụng của bạn (sẽ được đi sâu trong các bài viết sau), thì các mạng quảng cáo phần nào có thể ảnh hưởng đến lượng impression của bạn qua yếu tố match rate. Không đủ quảng cáo hiển thị tất nhiên sẽ làm số lượng impression của bạn không được tốt.
eCpm phụ thuộc vào cả 2 yếu tố là ứng dụng của bạn lẫn mạng quảng cáo. Một lần nữa, giả sử trong cùng một ứng dụng, thì việc làm sao để tối ưu doanh thu cho từng lượt hiển thị sẽ đưa về lựa chọn mạng quảng cáo có eCpm tốt nhất cho ứng dụng của bạn.
Như vậy, việc tối ưu doanh thu từ các mạng quảng cáo sẽ đưa về tối ưu 2 thông số quan trọng nhất là eCpm và Match rate. Match rate tốt nhưng eCpm thấp thì giá trị mang lại cho từng impression/users không cao. eCpm cao mà match rate thấp thì lại không đủ quảng cáo để hiển thị, không tối ưu được doanh thu tổng.
Mediation chính là một trong những giải pháp có thể tối ưu hóa eCpm và Match rate cho ứng dụng của bạn bằng việc kết hợp nhiều Ad Network lại với nhau.
2. Mediation là gì
Mediation là một tính năng, giải pháp cho phép bạn sử dụng quảng cáo từ nhiều nguồn (ad source – ad network) khác nhau để tối ưu hóa doanh thu quảng cáo của bạn. Bằng việc kết hợp nhiều nguồn quảng cáo, bạn có thể đạt tối ưu giá trị cho từng impression (eCpm) cũng như đảm bảo có đủ quảng cáo để hiển thị cho toàn bộ người dùng
Nếu đã từng dùng nhiều mạng quảng cáo, bạn hẳn nhận thấy mỗi mạng quảng cáo có một thế mạnh riêng về match rate và eCpm. Tùy theo loại ứng dụng, thị trường người dùng, v.v.v mỗi mạng lại có eCpm hoặc match rate riêng. Có thể mạng A có eCpm rất tốt ở Mỹ, nhưng match rate không cao, hoặc eCpm của mạng A ở Ấn lại rất thấp. Trong khi đó mạng B thì match rate tốt nhưng eCpm ở cả Mỹ và Ấn lại trung bình. Vậy làm sao để kết hợp 2 mạng này với nhau?
Ý tưởng của mediation khá đơn giản. Nó xếp các mạng quảng cáo vào một danh sách gọi là waterfall; khi có request (yêu cầu quảng cáo) đến, mediation sẽ gọi lần lượt từng network trong waterfall cho đến khi có một quảng cáo được trả về. Độ hiệu quả của mediation sẽ nằm ở việc nó sắp xếp waterfall như thế nào, để có thể tìm được giá trị cao nhất cho từng request. Lý tưởng nhất là luôn gọi đến mạng có eCpm hiện tại cao nhất!!!
Như ví dụ trong hình bạn có thể thấy request từ ứng dụng đến mediation sẽ được gọi lần lượt qua các ad network 1, 2, 3. Và network 3 là network trả về quảng cáo trong trường hợp này. Network 4 trong waterfall sẽ không được gọi đến.
Có nhiều mạng mediation, mỗi mạng lại hỗ trợ một cách sắp xếp waterfall riêng. Hầu hết đều sẽ cho phép bạn sắp xếp thủ công theo ý bạn, đồng thời cung cấp thêm một cách ‘tự động tối ưu’ dựa theo thuật toán riêng của mạng mediation.
Có 2 kiểu dev/publishers: những người sử dụng mediation và những người không dùng.
3. Lợi ích của mediation:
Hiển nhiên, với mediation bạn sẽ có match rate chắc chắn tốt hơn match rate riêng lẻ của từng mạng quảng cáo. Sử dụng một số lượng network vừa đủ sẽ đảm bảo bạn có một match rate tốt (>80%) để cung cấp đủ quảng cáo cho ứng dụng.
eCpm là bài toán khó giải. Nhưng nhìn chung, nếu lựa chọn mạng quảng cáo hợp lý (phù hợp với ứng dụng/thị trường của mình) tích hợp vào mediation, bạn có thể tăng eCpm so với việc dùng riêng lẻ từng mạng.
Như đã nói, có 2 kiểu pubs: những người dùng mediation và không dùng mediation. Với những người không dùng mediation, ngoài việc chỉ dùng một mạng quảng cáo duy nhất, họ có thể tự làm mediation (hay gọi là in-house mediation). Bản thân mình xếp không khuyến khích in-house mediation, cũng như không coi nó hoàn toàn là mediation. Rất ít (hay có thể nói là không có) dev/pub nào có thể phát triển hệ thống in-house của họ toàn diện và đầy đủ các chức năng của mediation (nếu build được một hệ thống mạnh và toàn diện thì bán nó được rồi ^^). Một số điểm lợi ích của các mạng mediation so với in-house có thể kể ra ở đây:
- việc setting/report đầy đủ và rõ ràng: các mạng mediation đều bỏ rất nhiều công sức để xây dựng các giao diện cài đặt cho mediation waterfall, cũng như giao diện report rất chi tiết mà in-house khó đáp ứng được
- việc tích hợp/tùy chỉnh mediation khá đơn giản: các mạng mediation cung cấp sẵn các adapter để tương tác với SDK của các mạng quảng cáo. Khi tích hợp mediation bạn chỉ cần cài đặt adapter, hầu như không phải chỉnh sửa gì trong code của bạn. Thêm nữa với giao diện tùy chỉnh của các mạng mediation, việc thêm/sửa/xóa các ads network trong mediation là khá nhanh, đơn giản.
- tối ưu theo quốc gia: như đã nói thì mỗi ads network có thế mạnh riêng theo từng quốc gia, thị trường. Hầu hết các mạng mediation đều có chế độ “tự động”, hỗ trợ việc sắp xếp waterfall theo từng quốc gia. Tự xử lý việc này sẽ khá mất công và “không chắc” đã mang lại kết quả tốt
4. Chú ý khi dùng mediation
Mediation lợi nhiều, nhưng cũng sẽ có một số hạn chế nhất định.
- tăng kích thước ứng dụng: dùng nhiều mạng quảng cáo đồng nghĩa với việc phải tích hợp toàn bộ các SDK của mạng quảng cáo, cũng như 1 số Adapter để mediation có thể làm việc được với
- chu kỳ thanh toán phức tạp: mỗi mạng quảng cáo có một chu kỳ thanh toán riêng. Việc sử dụng nhiều mạng quảng cáo có thể làm dòng tiền của bạn trở nên phức tạp và khó quản lý hơn
- dùng quá nhiều mạng quảng cáo có thể khiến ứng dụng của bạn bị “chậm”, request quảng cáo cần nhiều thời gian (delay cao)
Vậy khi sử dụng mediation, bạn nên khởi đầu với các mạng quảng cáo quen thuộc mình vẫn đang sử dụng, thêm chúng vào mạng mediation và chạy thử một thời gian xem sao. Mình khuyến khích nên thử từ 3-5 mạng để có kết quả tốt mà không bị ảnh hưởng nhiều bởi các hạn chế
Nếu bạn đã và đang sử dụng AdMob rồi thì AdMob hỗ trợ sẵn mediation và khá dễ dàng để tích hợp hầu hết các mạng phổ biến hiện giờ.
Kết: kết thúc series xóa mù. Hi vọng đã cung cấp phần nào các kiến thức cơ bản cho các bạn. Subcribe để theo dõi chuỗi bài tiếp theo với nội dung đi sâu hơn nhé ^^
Nguồn: https://dumbcoder.org/xoa-mu-mobile-ads-phan-3/