Hướng dẫn sử dụng getresponse từ A tới Z
Getresponse là một trong những dịch vụ email marketing hàng đầu và được sử dụng nhiều nhất trên Thế Giới. Dịch vụ này có chi phí không quá đắt đỏ và phù hợp với cả người dùng Việt nam. Tuy vậy, Getresponse vẫn cho phép người dùng dùng thử 30 ngày trước khi thu phí.
Với getresponse thì số lượng gửi thư của bạn là không giới hạn. Tuy nhiên, số lượng email thêm vào mỗi chiến dịch là giới hạn 1000 người với bản dùng thử và nhiều hơn với từng gói dịch vụ trả phí mà bạn mua. Vì vậy, tùy số lượng email bạn có mà bạn có thể chọn gói dịch vụ phù hợp và có thể nâng cấp dần khi có nhu cầu lớn hơn.
Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn các thao tác và kiến thức cơ bản để giúp bạn có thể sử dụng hệ thống email marketing nổi tiếng này – Getresponse.
- Đăng ký Getreponse.
Để đăng ký tài khoản getresponse bạn vào trang chủ getresponse.com để tiến hành đăng ký hoặc bạn click bào link bên dưới để đăng ký dùng thử 30 ngày miễn phí.
NHẬN 30 NGÀY SỬ DỤNG MIỄN PHÍ GETRESPONSE
Sau khi nhấn vào nút trên bạn cần điền đầy đủ thông tin về tên, email và mật khẩu để đăng ký và nhấn sign up, lưu ý mật khẩu phải đạt đủ độ khó theo yêu cầu của getresponse thì mới được chấp nhận và tính là mật khẩu hợp lệ.
- Tối thiểu 6 ký tự
- Phải có chữ thường kết hợp chữ in hoa
- Phải có cả số cả chữ
- Phải có ký tự đặc biệt (ví dụ !,@,#,…)
Nó hiện như sau thì đã thành công :
Bạn vào email mới đăng ký, mở email mà Getrepsonse mới gửi cho bạn, nhấn vào nút Activate Your Account để kích hoạt tài khoản và bắt đầu sử dụng dịch vụ. Bạn sẽ có 1 tháng sử dụng đầu tiên hoàn toàn miễn phí.
Bạn sẽ phải cập nhật các thông tin cơ bản, hãy điền vào và nhấn Update Details để hoàn thành :
Tiếp theo bạn xác nhận bằng số điện thoại và làm theo hướng dẫn cho đến khi bạn thấy được hình như bên dưới là bạn đã thành công.
- Thêm email admin khác vào tài khoản của bạn.
Với email marketing, bạn cần sử dụng các chiến dịch khác nhau, và mỗi chiến dịch bạn cần có một email phù hợp để gửi tới người khác. Vậy đây là lúc bạn cần thêm những email khác vào trong chiến dịch của bạn để sử dụng. Để làm được điều này bạn làm theo hướng dẫn sau:
Lưu ý: Email ở đây là email của bạn hoặc bạn có quyền quản trị email đó chứ không phải email người bạn muốn gửi tới.
Để thêm 1 hoặc nhiều email admin khác. bạn nhấn vào My account (Tài khoản của tôi) góc phía trên bên phải, chọn Account details (Chi tiết tài khoản)
Bạn nhấn vào mục From Email Addresses (Địa chỉ mail từ) và chọn Add New Address (Thêm địa chỉ mới) và sau đó nhập tên và email mới bạn muốn thêm.
Sau đó bạn vào kiểm tra hộp thư đến của email vừa add kích hoạt y như lúc đăng ký ban đầu là xong.
- Hướng dẫn tạo chiến dịch trên Getresponse
Trong email marketing và cụ thể là getresponse, bạn có thể tạo ra các chiến dịch khác nhau để quản lí tới một nhóm mail khác nhau tùy từng nội dung và mục đích marketing của bạn. Ví dụ bạn tạo chiến dịch “Weightloss” để gửi mail bán các sản phẩm giảm cân tới những người có nhu cầu giảm cân, và tạo một chiến dịch khác “Kiemtienonline” để gửi mail tới những người có nhu cầu về kiếm tiền từ trên mạng.
Để tạo các chiến dịch email marketing bạn chọn mục your current campaign (chiến dịch hiện tại của bạn), rồi chọn create campaign (Tạo chiến dịch).
Bạn điền tên chiến dịch bạn tạo sau đó bấm Create Campaign (tạo chiến dịch) để tạo chiến dịch.
Như vậy bạn đã hoàn thành việc tạo chiến dịch trên Getresponse
- Thay đổi cài đặt mặc định của chiến dịch
Sau khi đã tạo xong chiến dịch bạn cần cài đặt chiến dịch đó theo ý bạn. Tương tự bạn click vào biểu tượng setting (cái bánh răng) để cài đặt.
Về cài đặt tổng quan, hầu như bạn không cần thay đổi hay thiết lập gì, chỉ chú ý 2 mục :
- Notifications (Thông báo) :Tính năng nhận thông báo về mail khi có người đăng ký nhận email từ bạn. Ban đầu bạn có thể bật tính năng đó để theo dõi, tuy nhiên, khi số lượng email của bạn nhiều nên thì bạn nên tắt tính năng đó đi vì sẽ cảm thấy rất phiền khi nhận được mail liên tục.
- Postal Address (Địa chỉ gửi thư):Nếu bạn bật, địa chỉ của bạn được hiển thị dưới mỗi email bạn gửi cho khách hàng, nếu bạn tắt thì nó không hiện. Bật hay tắt thì tùy bạn.
Về cài đặt profile (Hồ sơ) thì bạn bỏ qua cũng được, không cần làm gì, nhưng nếu bạn muốn vào sửa cho vui thì không sao, ở đây bạn có thể điền :
- Tên chiến dịch cụ thể
- Thư mục chiến dịch
- Mô tả chiến dịch
- Logo
Cuối cùng là cài đặt Permission (Quyền), phần này rất quan trọng, bạn hãy lưu ý, mình sẽ phân ra các hình ảnh cắt nhỏ về mục này để bạn dễ dàng hình dung.
Khi bạn tạo 1 cái form để khách hàng điền vào, sau khi khách hàng điền tên, email vào và nhấn hoàn thành, bạn có thể tùy chọn : Khách hàng phải xác thực email hoặc không cần xác thực email.
Mình luôn khuyến nghị bạn nên bật tính năng xác thực này, vì nếu không xác thực, sau này bạn gửi email cho khách hàng rất dễ dính vào mục spam. Đây là lý do mà các list danh sách bạn lấy trên mạng hoặc ai share cho bạn gửi email toàn vào mục spam
Vì vậy ở mục Enable Confirmed Opt-in (Bật cho phép gửi email có xác nhận), bạn hãy tick vào cả 3 lựa chọn
Tiếp theo là phần Confirmation Message (Thư xác nhận), ở đây bạn có thể sửa lại cái tiêu đề và nội dung mà email xác thực được gửi đến sau khi đăng ký xong, tiêu đề của bạn sẽ được duyệt thủ công bởi BQT Getresponse, sau khi bạn đổi nó sẽ ở trạng thái Pending (Chờ phê duyệt) tầm tối đa 12 tiếng thì tiêu đề sẽ được duyệt.
Bạn cũng có thể nhấn vào Customize Confirmation Message (Tùy chỉnh thư xác nhận) để chọn mẫu email xác thực mà bạn muốn, khi khách hàng đăng ký thành công thì họ sẽ nhận được email có nội dung và tiêu đề tương ứng với thiết lập của bạn.
Ở mỗi email xác thực đều có nút (hoặc link) xác thực, sau khi khách hàng mở email, bấm vào nút (link) này thì xem như họ mới đăng ký thành công.
Sau khi họ bấm vào, nếu bạn muốn chuyển họ đến 1 trang web của bạn thì ở mục Confirmation Page (Trang xác nhận), bạn hãy chọn Custom URL (URL tùy chỉnh) sau đó điền link mà bạn muốn chuyển hướng vào :
Nếu bạn không tùy chình Confirmation Page (Trang xác nhận) thì họ sẽ được đưa về trang confirmation mặc định của Getresponse
OK như vậy bạn đã vừa hoàn thành xong việc cài đặt các tùy chọn cơ bản của chiến dịch.
- Tạo chiến dịch mới copy thiết lập của chiến dịch cũ.
Khi bạn tạo nhiều chiến dịch và muốn cài đặt giống với các chiến dịch trước đó bạn chỉ cần thực hiện chức năng sao chép chiến dịch trong getresponse là được. Để làm được điều này bạn nhấn vào Copy campaign setting (Sao chép cài đặt chiến dịch) và mục Copy from (Sap chép cài đặt chiến dịch) bạn chọn tên chiến dịch cũ muốn copy, sau đó nhấn Create campaign (Tạo chiến dịch) để tạo chiến dịch mới :
- Thêm từng email khách hàng vào chiến dịch
Mình chỉ nói sơ qua cho bạn biết vậy thôi chứ không ai đi thêm từng email vào cả, thường thì sẽ thêm 1 list email sẵn có (nếu bạn chuyển từ 1 nhà cung cấp email marketing khác qua) hoặc tạo form cho khách hàng điền vào.
Nhưng dù sao đây là kiến thức cơ bản bạn cần phải biết, để thêm 1 email vào chiến dịch hiện tại, bạn vào Contact (Liên lạc) => Add Contacts (Thêm liên lạc)
Bạn chọn chiến dịch muốn thêm, điền tên và email của khách hàng muốn thêm vào, tick vào ô bên dưới để xác nhận rồi nhấn Add Contact ( thêm liên lạc) để hoàn thành
- Thêm 1 list email sẵn có.
Nếu bạn chuyển dịch vụ từ 1 nhà cung cấp email marketing khác qua Getresponse hoặc bạn có 1 list email mà ai đó chia sẻ thì bạn có thể thêm vào chiến dịch Getresponse của bạn theo hướng dẫn sau :ì tỉ lệ rất cao vào mục SPAM của email, vì Bạn vào Contact (Liên lạc) => Import Contacts (Nhập liên lạc)
Có 3 lựa chọn, bạn sẽ chọn mục mà phù hợp với bạn, như mình có 1 file email trên máy tính thì mình chọn Upload file. Bạn có thể copy danh sách email dán vào mục Copy & Paste hoặc bạn có list email ở Google Drive, Zendesk, Magento,…thì bạn chọn bên Another Service để thêm email vào
Sau đó bạn đồng ý điều khoản và nhấn Import Contacts để tiến hành thêm email :
Bước tiếp theo bạn làm theo hướng dẫn từng bước là hoàn thành.
- Tạo và gửi email cho khách hàng
Bạn đã được hướng dẫn tạo chiến dịch, hướng dẫn thêm email vào, và bây giờ đã đến lúc bạn thực hành gửi thử email cho khách hàng. Để bắt đầu tạo email, bạn vào Messages (Thư) => Create Newsletter (Tạo bản tin) :
Để dễ dàng nhất bạn chọn New Email Creator (Trình sửa email kéo và thả) còn cột bên phải chỉ dành cho các bạn biết html (những bạn biết về html thì chắc ko cần đọc hướng dẫn này)
Bạn nhập tên và tiêu đề email muốn gửi (mình thường viết giống nhau cho nhanh), sau đó nhấn Next Step (Bước tiếp theo) để sang bước kế tiếp
Ở bước tiếp theo, bạn sẽ thấy rất nhiều các email mẫu rất đẹp được design sẵn, mình thường chọn luôn 1 mẫu mình thích.
Còn nếu bạn chỉ đơn giản muốn gửi email với vài dòng text, có thể kéo xuống chọn Văn bản thuần túy
Ở bước tiếp theo, bạn phải tự làm quen với trình soạn email của Getresponse như bạn đã từng làm quen với Microsoft Word hay WordPress vậy, nó rất đơn giản, mình sẽ cho bạn 3 lưu ý nhỏ sau đây :
- Bạn không nên thêm ảnh vào Email, nếu mẫu email sẵn có của Getresponse có ảnh thì bạn xóa đi, vì nếu có ảnh, email rất dễ rơi vào mục Promotion ở Gmail
- Bạn nên để nền email màu trắng luôn sẽ dễ nhìn ở email khách hàng hơn, vì giao diện inbox email thường màu trắng
- Email nên dễ nhìn, không quá nhiều màu mè, không quá nhiều link dễ rơi vào mục Spam
Bạn có thể nhấn vào Send test message (Thư thử nghiệm) ở phía trên để gửi thử email đang soạn thảo đến email của bạn xem đã vừa ý chưa, mình thường sử dụng lựa chọn này cho chắc chắn.
Sau khi soạn thảo email đẹp mắt và hợp với ý bạn, bạn nhấn Next Step (Bước tiếp theo) để sang bước tiếp theo.
Bước tiếp bạn chọn chiến dịch mà bạn muốn gửi email, bạn có thể loại trừ chiến dịch ở mục Exclude Recipients (Không bao gồm người nhận) sau đó nhấn Next Steps (Bước tiếp theo)
Cuối cùng bạn nhấn Send để gửi, bạn có thể bật tính năng Perfect Timing, tính năng này sẽ xem xét thời gian đăng ký vào form của khách hàng, thời gian họ đọc email, để tính toàn họ thường online giờ nào và gửi vào đúng giờ đó, tỉ lệ mở email sẽ cao hơn, tuy nhiên nếu bạn muốn gửi ngay và luôn thì tắt tính năng này.
Như vậy là xong, email của bạn sẽ được gửi trong tầm 5 phút ngay sau đó
- Tạo Webform với Plain HTML Editor và API
Getresponse cho phép bạn tạo form và landing page, tuy nhiên, nhưng người làm marketing chuyên nghiệp thường không làm điều này mà họ sử dụng công cụ riêng của họ hoặc của bên thứ ba.
Ví dụ, trong wordpress có nhiều plugin hỗ trợ email marketing rất tốt là Optin Monster, Ninja Popup, Bloom,..và rất nhiều theme hỗ trợ email marketing như Thrive Themes, OptimizePress, ProfitBuider,…
Hoặc sử dụng các phần mềm, dịch vụ chuyên nghiệp cho email marketing khác ví dụ Leadpages, Clickfunnels,…
Tuy nhiên, dù bạn dùng phần mềm, ứng dụng nào để làm email marketing thì các công cụ này đều yêu cầu 1 trong 2 yếu tố sau đây:
- Mã code để kết nối với Getresponse : Tạo bởi Plain HTML Editor
- Mã APIđể kết nối với Getresponse : Mỗi tài khoản Getresponse đều có mã API riêng.
Tùy thuộc vào loại tools bạn sử dụng mà có cách kết nối riêng, nhưng chỉ 1 trong 2 cách trên, vì vậy sau đây mình sẽ hướng dẫn bạn tạo mã Code với Plain HTML Editor và tìm mã API
Để tạo mã Code với Plain HTML Editor, bạn vào Forms (Biểu mẫu) => Create Form (Tạo biểu mẫu)
Bạn chọn Plain HTML Editor (HTML thuần túy)
Ở mục Form Settings (Cài đặt) bạn thiết lập theo ý bạn, chủ yếu là các mục sau, còn lại bạn để mặc định :
- Campaign (Chiến dịch): Chọn chiến dịch mà muốn khi khách hàng điền form, email sẽ lưu ở chiến dịch này
- Add to the Cycle on day :Sử dụng cho Autoresponser, sẽ nói ở mục 10 dưới đây
- Custom Thank-you Page: Bạn điền link mà sau khi khách hàng điền form sẽ điều hướng đến link này, thường là chỉ dẫn cho khách hàng check email để xác thực, ví dụ thank you page của kiemtiencenter là https://kiemtiencenter.com/thankyou/
- Bạn tick vào Nameđể thu thập thêm tên khách hàng, nếu bạn ko cần name thì ko cần tick
Bạn có thể chọn thêm nhiều mục nữa tùy thuộc vào mục đích email marketing của bạn ở mục custom fields bên dưới, còn mình chỉ cần tên và email là đủ, cho thêm nhiều là khách hàng sẽ nhác điền
Sau đó bạn sẽ được 1 đoạn code như sau, đây chính là đoạn HTML Code mà các công cụ email marketing sẽ yêu cầu (nếu có), và bạn copy để điền vào.
Còn về API thì dễ hơn rất nhiều, lấy mã API rất đơn giản, bạn chỉ cần vào Account Details :
Sau đó vào mục API & OAuth sẽ thấy API key, bạn có thể copy để điền vào công cụ bạn đang sử dụng nếu họ yêu cầu.
Như vậy, qua phần 9 này bạn đã biết cách lấy mã HTML code và mã API. Tùy thuộc vào công cụ email marketing bạn sử dụng mà bạn sẽ lấy 1 trong 2 cái này để sử dụng.
- Email Marketing 1 cách tự động.
Cuối cùng, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách để tạo 1 chiến dịch email marketing tự động. Chắc không có một marketer nào rảnh rỗi để đi gửi thư tay cho bạn phải không? Để làm được điều này bạn cần công cụ autoresponder (gửi thư tự động) mà các dịch vụ email marketing đều cung cấp.
Vậy Autoresponder (gửi thư tự động) là gì? Ví dụ bạn đăng ký nhận một ebook, hoặc một báo cáo nào đó, bạn điền đầy đủ thông tin và email của bạn, xác thực email xong bạn sẽ nhận được 1 email để download ebook, báo cáo đó. Sau đó, hàng ngày bạn sẽ nhận được email với các nội dung khác. Chắc bạn đã từng nhận được những email như thế, phải không nào?
Ở Getresponse, để thiết lập Autoresponder bạn vào Messages (Thư) => Manage Autoresponders (Quản lý thư trả lời tự động). Bạn có thể thấy mục Create Autoresponder (Tạo thư trả lời tự động) phía ngay trên nó, nhưng mình vẫn muốn bạn vào Manage hơn, bạn cũng sẽ dễ dàng hơn khi vào khu vực Manage này :
Ở đây bạn sẽ thấy số 0,1,2,3…mình nghĩ bạn đã hiểu đó là gì :
- Số 0 là email mà bạn muốn sau khi khách hàng đăng ký và xác thực email thành công sẽ ngay lập tức gửi 1 email cho họ
- Số 1 là 1 email khác sẽ được gửi vào 1 ngày kế tiếp,
- Tương tự số, 2,3,4…
Bạn muốn email nào của bạn, được gửi vào ngày nào, thì bạn nhấn vào số đó, bạn có thể chọn các số ngắt quãng để email không gửi liên tiếp (ví dụ chọn số 0,4,8,12,..<== cách 3 ngày gửi 1 email)
Việc thiết lập này tương đối đơn giản, bạn nhấn vào số và tạo email mới, hoặc có sẵn email thì bạn chọn, rất đơn giản.
Thực ra Autoresponder theo ngày chỉ là 1 trong những hình thức Autoresponder được sử dụng phổ biến nhất, ngoài nó ra, Getresponse còn cung cấp cho bạn rất nhiều tính năng Autoresponder khác rất hay mà bạn có thể sử dụng nó cho business của bạn :
- Clicked Autoresponder :Khi khách hàng click vào link trong 1 email nào đó của bạn, lập tức 1 email khác sẽ được gửi chọ họ
- Opened Autoresponder :Khi khách hàng mở 1 email nào đó của bạn thì lập tức 1 email khác sẽ được gửi cho họ
- Subscribed Autoresponder :Khi khách hàng mới đăng ký thành công vào 1 chiến dịch nào của bạn thì sẽ có 1 email được gửi cho họ
- Goal Reached: Gửi email cho khách hàng vì họ đăng ký 1 thứ gì đó hay đăng ký nhận khuyến mãi nhưng đã hết hạn
- Data changed :Gửi email cho khách hàng nếu họ thực hiện hành vi thay đổi thông tin cá nhân
- Autoresponder Sent :Gửi 1 email khác sau khi 1 email tự động đã được gửi trước đó
- Birthday Autoresponder: Gửi 1 email đúng ngày sinh của khách hàng, có thể dùng chúc mừng sinh nhật.
Bạn là người mới, vì vậy mình chỉ khuyên bạn nên vọc cái gửi theo ngày thôi là đủ, vì thực sự mình xài lâu rồi mà vẫn chỉ sử dụng chức năng này, chưa có thời gian nghiên cứu các autoresponder khác.
Và có 2 thứ quan trọng sau đây mình muốn bạn nắm :
- Ở mục 7, khi thêm danh sách email có sẵn, bạn sẽ thấy dòng Add to the Cycle on daycó nghĩa nếu bạn chọn lựa chọn này, list mà bạn thêm vào sẽ được gửi email từ ngày mà các bạn muốn
- Tương tự ở mục 9,khi tạo HTML Code, cũng có lựa chọn Add to the Cycle on day, bạn hãy tick vào và chọn số ngày (chọn ngày 0 để gửi email ngay lập tức sau khi khách hàng đăng ký và xác thực xong). Hãy chú ý vì khi khi bạn tạo form bằng HTML tặng Ebook mà bạn không tick vào ô này thì Autoresponder sẽ không hoạt động.
Như vậy với 10 phần hướng dẫn dành cho người mới trên mình tin chắc bạn sẽ sử dụng thành thục Getresponder, và thời gian tới, để cụ thể hơn mình sẽ hướng dẫn kết nối và cài đặt Getresponse với 1 số công cụ cụ thể hỗ trợ Email Marketing cho WordPress.
Chúc bạn thực hành thành công
Nguồn: https://kynareview.com/huong-dan-su-dung-getresponse-tu-a-toi-z/