Firebase Grow for dummies (Nhập môn Firebase phần 1)

Firebase là một bộ công cụ hỗ trợ phát triển mobile app (và một chút web) với rất nhiều tính năng cho việc xây dựng, kiểm soát chất lượng và phát triển ứng dụng mobile. Có thể chia các tính năng của Firebase thành 3 nhóm như sau:

Series Firebase này mình sẽ tập trung chia sẻ về các tính năng của phần Grow – bộ tính năng hỗ trợ việc ‘phát triển và bùng nổ’ ứng dụng mobile

Phần I. Tổng quan về Firebase Analytics:

Firebase Analytics (FA) được mệnh danh là ‘trái tim’ của Firebase, với việc hầu hết các công cụ khác của Firebase được xây dựng xung quanh nó, kết nối và chia sẻ dữ liệu cùng Analytics:

FA là công cụ giúp bạn “hiểu” hành vi user của mình, thông qua việc thống kê các ‘hành vi’ của người dùng khi tương tác với ứng dụng. FA hoạt động dựa trên cơ chế ‘event’, mọi thao tác của người dùng sẽ kích hoạt các event, và FA tính toán toàn bộ các thông số cần thiết dựa theo dữ liệu trong các event đó. Mặc định FA đã kích hoạt sẵn 15 event cần thiết để có thể cung cấp cho bạn các cái nhìn cơ bản nhất về người dùng. Ta cùng lướt qua các thông số đó trên Firebase dashboard.

(Truy cập vào project demo của Firebase tại đây: https://console.firebase.google.com/u/0/project/fir-demo-project/analytics/app/android:com.labpixies.flood/overview%3Ft=1&cs=app.m.dashboard.overview&g=1 )

Các thông số theo mình là quan trọng và đơn giản để có thể nhìn thấy ngay được trên dashboard là:

1. Active User

Bao gồm 3 thành phần:

  • DAU (Daily Active Users) – 1 day user: số lượng user sử dụng ứng dụng của bạn hàng ngày
  • WAU (Weekly Active Users) – 7 days user: số lượng ‘unique’ user sử dụng ứng dụng của bạn trong 7 ngày. Cùng một người dùng, cho dù có hoạt động hàng ngày thì cũng sẽ chỉ được đếm 1 lần mà thôi (unique)
  • MAU (Monthly Active Users) – 28 days user: FB đếm 28 ngày cho MAU. Cách tính sẽ tương tự WAU

Đây chắc chẵn sẽ là các con số bạn muốn check đầu tiên khi mở FA lên (cũng là lý do vì sao nó nằm trên cùng của dashboard) để hiểu được ứng dụng đang hoạt động ra sao: có bao nhiêu người dùng hàng ngày, xu hướng người dùng tăng lên hay giảm đi .v.v.v.

2. Daily User Engagement

Không chỉ quan tâm tới việc bạn có bao nhiêu user mỗi ngày, bạn cần hiểu thêm về việc user dành bao nhiêu thời gian để sử dụng ứng dụng mỗi ngày. 1 nghìn active user 1 ngày, mỗi người dùng 30s không chắc đã hiệu quả bằng 100 active user dành 30 phút cho ứng dụng mỗi ngày

Đồng thời, FA hỗ trợ bạn chia nhỏ thời gian hoạt động của user theo các ‘màn hình’ trong ứng dụng. Nếu ứng dụng của bạn có nhiều màn hình (tính năng), bạn có biết tính năng nào user dùng nhiều nhất (dành nhiều thời gian nhất) không? Nếu là mode game thì mode game nào đang được chơi nhiều nhất, đáng để bạn đầu tư công sức thêm? Hãy ngó qua phần ‘Daily user engagement’ để tự tìm cho mình câu trả lời.

3. How well do you retain users (User retention)

Retention is the King! Tỷ lệ người dùng quay lại ứng dụng – hay còn gọi là khả năng giữ chân người dùng (user retention) đang là thông số quan trọng bậc nhất trong ngành mobile game & app hiện nay. Hiểu đơn giản, con số này đo lường số lượng user sẽ tiếp tục quay lại sử dụng ứng dụng của bạn sau khi họ cài đặt và có phiên chơi (session) ngày đầu tiên. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng kiếm tiền (monetization) cũng như tìm kiếm user (acquisition) của ứng dụng

Firebase cho phép xem chỉ số Retention theo tháng/tuần cũng như theo ngày. Trên dashboard bạn có thể nhìn sơ retention theo tuần, bấm vào phần “View new user retention” sẽ cung cấp đầy đủ tính năng cho bạn lựa chọn quãng thời gian (tháng/tuần/ngày) để xem.

Truyền thuyết kể rằng chỉ số R1-R7-R30 (retention cho Day1 – Day7- Day30) chuẩn mực cho mobile game (dòng casual) là 40-20-10. Ứng dụng/trò chơi của bạn được bao nhiêu rồi?

Kết

Firebase Analytics là một công cụ thống kê khá mạnh và toàn diện. Trên đây mình chỉ giới thiệu sơ lược FA với 3 chỉ số quan trọng đầu tiên mà các bạn cần chú ý để có cái nhìn cơ bản về hiệu năng (performance) ứng dụng của mình.

Một chú ý nhỏ, nếu bạn đã dùng qua các công cụ Analytics khác thì bạn sẽ thấy số liệu giữa các công cụ có sự chênh lệch. FA thường sẽ có số cao hơn khác mạng khác. Do FA có khả năng tracking offline. Khi user sử dụng ứng dụng, kể cả họ có offline thì các event vẫn được tạo ra và lưu lại. Trong vòng 3 ngày sau đó, nếu user online thì các event này sẽ được gửi đến server của FA, các số liệu sẽ được cập nhật. Đó cũng là lý do nếu bạn xem dasboard thường xuyên thì sẽ thấy trong vòng 3 ngày chỉ số của FA vẫn tiếp tục thay đổi.

(Còn tiếp)

Nguồn: https://dumbcoder.org/firebase-grow-for-dummies/