Với sự phổ biến của các TV series trên Youtube, Netflix, cùng vô số những trang stream dạng đăng ký tài khoản khác, nhiều khả năng là bạn đã xem một vài TV show tiếng Anh như Friends hay Game of Thrones,…. Điều này thực sự rất tuyệt vời! Có một số lí do khiến việc xem TV series giúp bạn cải thiện trình độ tiếng Anh của mình. Trong bài viết này, bạn sẽ biết được làm cách nào để học Tiếng Anh qua Friends. Nếu bạn xem một cách chủ động, bạn có thể tiếp cận được một lượng lớn từ vững, kiến thức ngữ pháp, đời sống – mà không cần mở sách vở. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về series này đã nhé.
Nội dung chính
Giới thiệu về series truyền hình Friends
Friends (tạm dịch nghĩa tiếng Việt: Những Người Bạn Thân) là một sitcom rất được người phương Tây, ở các quốc gia như Mỹ và Châu Âu, ưa chuộng. Series phim này kéo dài từ tháng 9, năm 1994 đến tháng 5 năm 2002. Bộ phim kể về câu chuyện và những sự kiện trong đời của 6 người bạn thân (best friends forever) trong tuổi 20.
Họ là hai anh em Ross và Monica Geller, Rachel Green – con gái của một nhà tài phiệt, và chàng trai văn phòng Chandler Bing. Ở chung với Chandler là nam diễn viên đang trở thành ngôi sao Joey Tribbiani. Người cuối cùng trong nhóm là ca sĩ bí ẩn, Phoebe Buffay. Phim không tập trung vào bất kỳ một nhân vật chính nào. Thay vào đó, Friends kể lại những sự kiện trong quá trình trưởng thành của cả sáu nhân vật, từ tình yêu đến công việc, hay cuộc sống một cách hài hước, vui nhộn nhưng cũng không kém phần cảm động. Bất cứ ai cũng có thể dễ dàng đồng cảm và liên hệ với những nhân vật trong phim.
Friends được đặt trong bối cảnh Manhattan, New York cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Những mẩu đối thoại dí dỏm của bộ phim được sử dụng rất đời thường và dễ hiểu. Đây là lý do chính giúp Friends là một ứng cử viên nặng ký cho những người muốn tìm một series tiếng Anh để luyện giao tiếp.
Có thể học được gì qua Friends?
1. Học ngữ pháp – từ vựng
Friends được đặt trong bối cảnh New York thời hiện đại. Do đó, ngôn ngữ của phim có tính hữu dụng rất lớn. Lời thoại trong phim thường sử dụng ngôn từ, ngữ pháp đơn giản, nhưng đặc sệt chất ‘native’. Qua đó, bạn có thể học hỏi và bổ sung cho mình những cấu trúc ngữ pháp, từ vựng có tình ứng dụng lớn.
2. Luyện tiếng Anh giao tiếp
Những câu thoại trong phim thường ở những tình huống trong đời sống. Đó có thể là một cuộc trò chuyện đơn giản với bạn bè, hay một cuộc phỏng vấn với sếp. Rõ ràng, khi lắng nghe những cuộc hội thoại này, bạn có thể luyện được khả năng nghe tiếng Anh của bản thân. Đặc biệt, những điều bạn nghe được đều rất gần gũi với đời thực.
Ngoài ra, các nhân vật trong phim đều có những nét tính cách riêng biệt. Joey – chàng diễn viên với giọng nói hấp dẫn, hay cô đầu bếp Monica lôi cuốn…Bất cứ ai cũng có thể tìm thấy chính mình trong họ. Điều này cũng có thể tạo ra động lực cho các bạn muốn luyện cách nói giống với nhân vật yêu thích của mình.
3. Tìm hiểu thêm về văn hóa Mỹ
Theo lời của các nhà sản xuất, Friends là bộ phim nói về “tình dục, tình yêu, sự nghiệp, ở một thời gian trong đời khi mà mọi chuyện đều có thể xảy ra. Nó cũng nói về tình bạn, vì khi bạn độc thân, và sống trong thành phố, bạn bè chính là gia đình của bạn.”
Friends nói về một nhóm bạn sống ở New York. Phim có nhiều khung cảnh của cuộc sống hằng ngày. Đó là quán cafe nơi nhóm bạn tụ gặp, hay những căn hộ, nơi làm việc và những buổi tiệc tùng, lễ hội… Đó đều là những ví dụ tuyệt vời cho lối sống thường nhật của người Mỹ. Friends đã làm rất tốt trong việc khắc họa cuộc sống, cách cư xử của các nhân vật, gián tiếp khắc họa các tầng lớp trong xã hội phương Tây.
Làm sao để học tiếng Anh qua Friends?
Việc học tiếng anh giao tiếp qua phim, hẳn nhiên, rất thú vị. Những điều này không có nghĩa bạn chỉ việc nằm dài, xem từ đầu đến cuối rồi ngày hôm sau bạn nhảy từ IELTS 4.5 lên 6.5. Bạn sẽ phải bỏ nhiều thời gian, công sức để có thể đạt được điều mình mong muốn. Nếu bạn chưa biết sẽ bắt đầu như thế nào, hãy tham khảo gợi ý của mình nhé.
- Xem qua tập phim một lần để nắm được nội dung chính của bộ phim. Bạn có thể xem phim với phụ đề tiếng Việt, tiếng Anh hoặc song ngữ, tùy vào trình độ hiện tại của bạn. Nếu bạn xem phim với phụ đề tiếng Anh hoặc song ngữ thì hãy nhớ tra và lưu lại các từ, cụm từ mới nhé.
- Chọn luyện tập với các phân cảnh yêu thích. Bạn hãy tua lại đoạn phim được chọn và xem đi xem lại thật nhiều lần để hiểu hết nội dung của đoạn phim. Bạn cũng đừng quên chọn tốc độ chậm để nghe dễ dàng hơn. Sau đấy, thực hành luyện nói nhại và luyện nghe auto-pause từng câu cho tới khi thành thục cả đoạn phim
- Xem lại phim và ôn tập từ vựng. Sau khi học xong với các đoạn phim quan trọng, bạn tiếp tục xem lại bộ phim thêm nhiều lần để luyện kỹ năng nghe. Việc ôn tập từ vựng sau khi xem phim cũng rất quan trọng trong việc giúp bạn ghi nhớ từ và sử dụng thành thạo chúng trong cuộc sống. Khi bạn sử dụng eJOY để lưu từ trên eJOY, Netflix, Phimlearning hay iflix, dữ liệu từ vựng được lưu sẽ nằm trong các sổ từ của bạn. Bạn hãy vào phần Game Center của eJOY (trên eJOY eXtension hay eJOY app) để tiến hành ôn tập từ vựng nhé.
Bạn có thể tham khảo bài viết Học tiếng Anh qua phim – Hướng dẫn A – Z trên eJOY Blog để hiểu rõ hơn những gợi ý trên nhé.
Nên xem phim như thế nào?
Nếu khả năng nghe còn chưa tốt, bạn hãy đừng ngần ngại sử dụng phụ đề tiếng Anh (subtitles) nhé. Chúng sẽ là trợ thủ đắc lực để bạn hiểu được những câu thoại hay đoạn giới thiệu mà bạn không nghe kịp đấy.
Mình gợi ý các bạn có thể xem ở một số trang như Netflix, iFlix. Đây đều là những trang phim bản quyền, có phụ đề cả tiếng Anh và tiếng Việt.
Nhưng khi xem phim, thật không tiện chút nào nếu cứ vừa xem, vừa ghi chép từ mới, lại vừa phải mở từ điển ra đề tra từ đúng không? Mình sẽ chia sẻ với bạn bí quyết của mình là cài đặt eJOY eXtension để tra từ ngay trên tab phim đó (với Netflix, iflix, kể cả YouTube). Hoặc bạn có thể dùng eJOY eXtension để xem phim trên Phimlearning.com rất dễ dàng và tiện lợi. Để tra nghĩa, bạn chỉ cần click chuột vào từ để xem nghĩa và ấn “Lưu” để lưu và học từ hàng ngày với các game thú vị của eJOY.
Để làm ví dụ, mình đã chọn ra một số phân đoạn hay trong Friends để giúp việc học của bạn được thuận lợi. Hãy tham khảo cả những cụm từ và cách dùng của chúng theo ngữ cảnh mà mình chỉ ra dưới đây nhé.
Xem thêm
- Học tiếng Anh qua phim – Hướng dẫn A – Z
- 5 Đoạn Hội Thoại Để Học Tiếng Anh Qua Phim Me Before You
- Học Tiếng Anh Cùng The Big Bang Theory Qua 4 Đoạn Phim Thú Vị
- 5 bước học tiếng Anh qua phim cho trình độ Intermediate
Một số phân cảnh hay trong Friends
1. Monica và Chandler bàn về mối quan hệ của họ – The One with Rachel’s Inadvertent Kiss
- Freak out
Ý nghĩa và cách dùng:
Trong tập này, có phân cảnh Monica và Chandler bàn về mối quan hệ của họ. Chandler nói Monica “You just freaked out about our relationship.” (Em vừa hoảng lên về mối quan hệ của chúng ta kìa).
Khi ai đó ‘freak out’, điều đó có nghĩa là họ đang trải qua một cảm xúc mạnh. Cảm xúc đó có thể là hoảng sợ, tức giận, buồn, kích động. Cảm xúc ấy cũng có thể là một cảm xúc đan xen với những cảm xúc trên, một cách phức tạp.
Ví dụ:
My sister freaked out when she saw the mouse under the table. (Em gái tôi phát hoảng lên khi thấy con chuột dưới cái bàn).
I think our music freaks people out sometimes. (Tôi nghĩ nhạc của chúng ta thi thoảng làm mọi người phát hoảng.)
- Go out
Ý nghĩa và cách dùng:
Cụm “go out” được dùng để miêu tả khi bạn đi chơi với một ai đó, đặc biệt là khi hẹn hò.
Trong tập này, Monica hỏi Chandler: “You see I’ve always found the men’s bathroom very sexual. Haven’t you?”. Chandler trả lời Monica bằng cách nói: “No. And if I did, I don’t think we’d be going out”. (Anh không nghĩ thế. Và nếu mà anh cảm thấy như vậy, anh không nghĩ chúng ta sẽ hẹn hò đâu).
Ví dụ:
Do you want to go out for a drink after work? (Anh có muốn đi uống một chút sau giờ làm không?)
How long have you been going out with him? (Cậu hẹn hò anh ta bao lâu rồi?)
What time do you want to go out? (Cô muốn đi lúc nào?)
- To tell you the truth
Ý nghĩa và cách dùng:
Trong phân cảnh này, Chandler thổ lộ với Monica: “That was really great! But to tell you the truth, I’m more excited about where we are right now.” (Điều đó thực sự hay ho đấy! Nhưng thực sự ý, anh thấy hài lòng về vị trí của chúng ta hiện tại hơn.).
Mẫu ‘to tell (you) the truth’ mang ý nghĩa ‘to be frank’, tức là ‘thật lòng mà nói’ hoặc ‘tôi phải thừa nhận là’. Chúng ta thường dùng cụm này khi tiết lộ một điều gì đó hay để mở đầu câu chuyện.
Ví dụ:
To tell you the truth, even though I majored in English literature, I’ve never read anything by Hemingway! (Thật lòng mà nói, dù tớ học ngành văn học Anh, tớ chưa đọc cuốn nào của Hemingway cả!)
I know I said I wanted to go out to the bars tonight, but to tell you the truth, I’d rather just stay home and watch a movie. (Tớ biết tớ nói là tớ muốn lên bar tối nay, nhưng thật lòng mà nói, tớ thích ở nhà và xem phim hơn).
- All the time
Ý nghĩa và cách dùng:
Trong đoạn phim này, Monica hỏi Chandler: “Wasn’t it a lot more exciting when we were y’know all over each other all the time?” (“Chẳng phải mọi thứ hay ho hơn khi lúc nào chúng ta cũng ở bên nhau?”).
‘All the time’ ở trong bối cảnh này được dùng để chỉ tần suất gần như mọi lúc hoặc mang tính liên tục.
Ví dụ:
She just kept on talking and all the time I was thinking I wanted to leave. (Cô ấy nói mãi nhưng trong suốt thời gian ấy tôi chỉ muốn đi về).
I get the two of them mixed up all the time, they’re so similar. (Tôi nhầm lẫn chúng liên tục luôn, chúng giống nhau quá).
2. Bữa tiệc ở chỗ làm của Chandler – The One with Chandler’s Work Laugh
- By the way
Ý nghĩa và cách dùng:
Monica nói với Chandler trong phân cảnh này: “Look at us all dressed up for the big office party! By the way, what are we celebrating?”. (Nhìn xem chúng ta đều ăn diện cho bữa tiệc này! Nhân tiện, mình đang ăn mừng gì thế?).
Trong tiếng Anh, ‘by the way’ được sử dụng để giới thiệu một chủ đề, ý tưởng mới để bổ sung, làm rõ mở rộng cho chủ đề đang bàn bạc được nói đến. Nó cũng có thể được sử dụng để đưa thông tin về một chủ đề khác không kết nối chặt chẽ với chủ đề đang nói.
Ví dụ:
Oh, by the way, my name’s Julie. (À, nhân tiện, tên tôi là Julie).
I think we’ve discussed everything we need to – by the way, what time is it? (Tôi nghĩ chúng ta đã thảo luận xong mọi thứ rồi – à nhân tiện, mấy giờ rồi thế?).
By the way, I heard that Phyllis may be moving to Dallas. (Nhân tiện, tôi nghe nói là Phyllis có thể chuyển đến Dallas.).
- Nice to meet you
Ý nghĩa và cách dùng:
Monica nói lời chào với sếp của Chandler bằng cách: “Hi, nice to meet you!”
Ở trong phân cảnh này, cụm “nice to meet you” được sử dụng để chào ai đó bạn mới gặp lần đầu. Lưu ý: “nice to meet you” thường được dùng trong tình huống trang trọng. (Chào một ai đó ở bữa tiệc công ty, chẳng hạn).
Ví dụ:
Tom: Sue, this is my sister, Mary. (Tom: Sue, đây là em gái tôi, Mary.) Sue: It’s nice to meet you, Mary. (Sue: Rất vui được gặp cô, Mary.) Mary: How are you, Sue? (Mary: Cô thế nào, Sue?).
Bob: I’m Bob. Nice to see you here. (Bob: Tôi là Bob. Rất vui được thấy cô ở đây.). Jane: Nice to meet you, Bob. (Rất vui được gặp anh, Bob.)
- Have you heard (the one) about?/Did you hear about?
Ý nghĩa và cách dùng:
Cụm ‘Have you heard about?/Did you hear about?’ thường được dùng khi người nói muốn thu hút sự chú ý của người nghe hoặc muốn hỏi xem người nghe có biết về việc gì đó hay không. Mẫu này được sử dụng đặc biệt rất nhiều khi kể một câu nói đùa hay chuyện cười.
Trong phân cảnh này, sếp của Chandler, Doug, nói một câu đùa: “Say uh, Bing, did you hear about the new law firm we got working for us?”. (À, Bing, cậu có biết cái hãng luật mà mới làm cho mình không?”).
Ví dụ:
Sally: Hi, Mary. (Sally: Chào, Mary.). Mary: Hi. Have you heard about Tom and Sue? (Mary: Chào. Cậu có nghe về Tom và Sue không?). Sally: No, what happened? (Sally: Không, chuyện gì xảy ra thế?). Mary: I’ll let one of them tell you. (Mary: Thôi, mình sẽ để họ kể.).
Bob: Hi, Tom. What’s new? (Bob: Chào Tom. Có gì mới không?). Tom: Did you hear that they’re raising taxes again? (Tom: Cậu có biết họ đang tăng thuế lần nữa không?). Bob: That’s not new. (Bob: Chẳng mới gì cả.).
- Come up with
Ý nghĩa và cách dùng:
Vẫn ở trong tập này, khi bị Monica hỏi về ‘work laugh’ (điệu cười lạ mà Chandler dùng với sếp của anh), Chandler khuyên Monica: “Oh, believe me, to survive this party, you’re gonna have to come up with one too.” (“Tin anh đi, nếu em muốn sống sót bữa tiệc này, em cũng phải có một điệu cười như thế.”).
Ta sử dụng “come up with”, một phrasal verb, để nói về việc làm theo một điều gì đó mọi người muốn. Cụm này hay được sử dụng với văn cảnh là đưa ra một điều gì đó, như ý tưởng hay kế hoạch, đặc biệt khi gặp thách thức, hoặc bị áp lực.
Ví dụ:
We’re in big trouble if we don’t come up with the money by 6 o’clock. (Bọn tôi sẽ gặp rắc rối lớn nếu không có tiền lúc 6 giờ.).
She’s come up with some amazing scheme to double her income. (Cô ấy đưa ra vài cách tuyệt vời để tăng gấp đôi thu nhập.).
3. Chandler và Joey ở Xerox – The One where Ross and Rachel Take A Break
- Come on
Ý nghĩa và cách dùng:
Trong phân cảnh này, Chandler khi đang xếp hàng, nói: “ Come on Chloe! Finish up with your customer first. Come on Chloe! Come on Chloe!!”. (“Thôi nào Chloe! Hãy làm việc xong với khách hàng đầu tiên trước. Thôi nào Chloe! Thôi nào Chloe!!”).
‘Come on’ là cách diễn đạt có nhiều ý nghĩa trong tiếng Anh. Tuy vậy, ở ngữ cảnh này, ‘come on’ mang ý nghĩa thúc giục, khuyến khích ai đó làm điều gì đó.
Ví dụ:
Come on – we’re going to be late if you don’t hurry! (“Nhanh lên – chúng ta sẽ trễ nếu cậu không nhanh lên!”).
Come on, Helen, you can tell me. I won’t tell anyone. (“Thôi nào, Helen, cậu có thể nói cho tớ. Tớ không nói cho ai đâu.)
- Can I help you?/Could I help you?
Ý nghĩa và cách dùng:
Cụm này được sử dụng khi đề nghị giúp đỡ một người khác.
Ví dụ:
A: “Can I help you?” (A: “Tôi giúp gì được chăng?”) B: “Yes, I’m looking for a dress.” (B: “À, ừ, tôi đang tìm một cái váy.”).
- Have second thoughts
Ý nghĩa và cách dùng:
Joey nói với nhân viên cửa hàng in Xerox rằng: “Uh, y’know what, we’re having second thoughts about our copying needs.”. (“Ông biết đấy, bọn tôi đang xem xét lại về nhu cầu in ấn.”).
‘Have second thoughts’ được dùng với ý nghĩa xem xét lại một vấn đề gì đó. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta dùng ‘have second thoughts’ để thể hiện việc bắt đầu nghi ngờ một quyết tâm hay quyết định trước đó.
Ví dụ:
A: “Where’s the bride?” (A: “Cô dâu đâu?”)
B: “I don’t know; maybe she had second thoughts about the wedding.” (B: “Chả biết; chắc cô ấy nghĩ lại về đám cưới này.”).
I was sure I had seen the rare bird, but now I’m having second thoughts. (“Tôi khá chắc mình đã thấy con chim quý hiếm đó, nhưng giờ tôi không chắc nữa.”)
- Crush on
Ý nghĩa và cách dùng:
Issac, nhân viên cửa hàng in, nói: “Chloe, switch with me, there’s some guys here that got a crush on you.” (“Chloe, chuyển chỗ đi, có vài cha phải lòng cậu đấy.”).
Khi bạn có ‘crush on someone’, có nghĩa là bạn đang quan tâm hoặc phải lòng một ai đó
Ví dụ:
It wasn’t really love, just a schoolgirl crush. (“Đấy không phải tình yêu, chỉ là cảm nắng thôi.”).
He’s a guy in my class that I’m crushing on. (“Anh ấy là anh chàng trong lớp mà tớ cảm nắng.”).
Lời kết
Như bạn có thể thấy, chỉ qua một vài đoạn phim ngắn, mà bạn đã có rất nhiều từ vựng và cấu trúc ngữ pháp hay ho rồi đúng không nào?
Hãy xem phim Friends cùng eJOY và học thêm nhiều cụm từ hay, bổ ích cũng như rèn luyện kỹ năng tiếng Anh trên trang phim phimlearning.com với tiện ích eJOY eXtension nhé. Bạn hãy chia sẻ với chúng mình những điều bạn yêu thích ở phim trong comment phía dưới nhé.